22.4 C
Kwang Binh
Chủ Nhật, Tháng mười hai 8, 2024

Phạt hơn 555 triệu đồng với người đăng tin giả năm 2024

- Advertisement -spot_imgspot_img
- Advertisement -spot_imgspot_img

Bộ Thông tin và Truyền thông gỡ hàng nghìn nội dung, phạt 55 trường hợp với số tiền 555 triệu đồng vì đăng tin sai sự thật trên mạng xã hội.

Tại hội nghị tổng kết lĩnh vực thông tin điện tử năm 2024 ngày 28/11 ở Hà Nội, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử – Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan để xác minh, xử lý, hạn chế tình trạng tin giả, thông tin xấu độc trên mạng xã hội.

Tính đến hết tháng 9, Bộ tiếp nhận và xử lý 1.130 phản ánh liên quan đến tin xấu độc, lừa đảo, sai sự thật. Ngoài ra từ đầu năm đến nay, lực lượng thanh tra Thông tin và Truyền thông đã kiểm tra, chấn chỉnh 168 tổ chức, cá nhân, trong đó xử phạt 55 trường hợp, phạt số tiền 555.939.000 đồng.

Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, nói: “Mỗi khi trên mạng có người đăng thông tin có vẻ sai sự thật, tôi thấy bên dưới sẽ có những bình luận như ‘chuẩn bị lên phường nộp 7,5 triệu’, là dấu hiệu tốt cho thấy các quy định đã đi vào đời sống”.





Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng PTTH&TTĐT phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Minh Sơn

Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, tại sự kiện sáng 28/11 ở Hà Nội. Ảnh: Minh Sơn

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho biết đã thực hiện biện pháp “cứng rắn, linh hoạt” với các nền tảng xuyên biên giới để yêu cầu ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam.

Từ đầu năm đến nay, Facebook đã chặn, gỡ 8.981 nội dung chống phá Đảng, Nhà nước, vi phạm pháp luật Việt Nam, gồm 8.463 bài viết, 349 tài khoản, 16 group và 153 trang vi phạm, đạt tỷ lệ 94%. Google cũng chặn, gỡ 6.043 nội dung vi phạm trên YouTube, gồm 6.007 video và 36 kênh chứa hơn 39.000 video, tỷ lệ 91%. TikTok chặn gỡ 971 nội dung, gồm 677 video và 294 tài khoản chứa hơn 94.000 video, tỷ lệ 93%.

“Cục đã tổ chức khoảng 20 cuộc họp, trao đổi, đàm phán định kỳ và đột xuất với lãnh đạo cấp cao, đại diện các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Google, TikTok, Netflix, Apple để nhắc nhở”, đại diện Cục cho biết.

Về quảng cáo, cơ quan quản lý triển khai hệ thống rà quét, xử lý vi phạm với các đại lý, nhãn hàng có sản phẩm quảng cáo xuất hiện trong video có nội dung xấu độc. Ngoài ra, các nền tảng xuyên biên giới cũng được yêu cầu áp dụng AI và có nhân sự để chủ động kiểm duyệt nội dung và vị trí cài đặt quảng cáo. Trong năm nay, tình trạng quảng cáo vào nội dung sai sự thật, phản cảm, xấu độc được đánh giá giảm 50% so với 2023. Có 6 đơn vị bị phạt với số tiền 130 triệu đồng, giảm so với mức 10 đơn vị và 175 triệu đồng của năm ngoái.

Thứ trưởng Phạm Đức Long đánh giá nền tảng xuyên biên giới đã hợp tác với cơ quan quản lý, tuy nhiên “các nội dung ‘rác’ vẫn được đưa lên liên tục”, Do đó, họ không thể chỉ xử lý theo yêu cầu mà cần chủ động rà quét, phát hiện.

Trong khi đó, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử đánh giá các nền tảng hiện vẫn chưa kiểm soát nội dung quảng cáo theo quy định pháp luật Việt Nam, liên tục thay đổi thuật toán, hình thức phân phối dẫn đến khó khăn trong việc phát hiện vi phạm. Các nhóm vi phạm lợi dụng công nghệ để lẩn trốn, dùng tài khoản ẩn danh, che giấu thông tin.

Bộ cho biết trong năm 2025 sẽ tập trung triển khai Nghị định 147 mới được ban hành, trong đó có quy định xác thực tài khoản của người sử dụng mạng xã hội bằng số Điện thoại tại Việt Nam.

Lưu Quý


[br] https%3A%2F%2Fvnexpress.net%2Fphat-hon-555-trieu-dong-voi-nguoi-dang-tin-gia-nam-2024-4821283.html

- Advertisement -spot_imgspot_img
Latest news
- Advertisement -spot_img
Related news
- Advertisement -spot_img

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here