22.2 C
Kwang Binh
Chủ Nhật, Tháng mười hai 8, 2024

Tuyển tài năng sinh viên về làm công nghệ tại Việt Nam

- Advertisement -spot_imgspot_img
- Advertisement -spot_imgspot_img

700 sinh viên tài năng từ các trường đại học trong và ngoài nước được tuyển để đào tạo sáu tháng, đóng góp hơn 300 sáng kiến công nghệ mới.

Tại lễ bế giảng chương trình Thực tập sinh tài năng (VDT) ngày 22/11, Viettel đánh giá việc đào tạo thực tập sinh tài năng đang là xu hướng của các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới. Tại Việt Nam, chương trình được tập đoàn này triển khai từ năm 2021.

Sau bốn mùa tổ chức, chương trình thu về hơn 6.000 hồ sơ đăng ký, là sinh viên xuất sắc tại các trường đại học trong nước và 14 quốc gia khác, trong đó có 400 hồ sơ là sinh viên từng đạt giải quốc gia hoặc quốc tế. Họ sau đó tuyển chọn được 700 sinh viên. Riêng mùa bốn thu hút 3.000 hồ sơ, tuyển được 179 sinh viên.

Viettel cho biết năm nay, các sinh viên được tham gia vào chín lĩnh vực gồm Cloud, An toàn thông tin, Khoa học dữ liệu, Trí tuệ nhân tạo, Hàng không vũ trụ, Bán dẫn, IOT, 5G, Công nghệ phần mềm. Đây được đánh giá đều là những nhóm ngành trọng yếu trong việc phát triển kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam.

Sinh viên trúng tuyển sẽ trải qua hai giai đoạn, gồm ba tháng đào tạo chuyên sâu bởi các chuyên gia và giảng viên từ các trường đại học trong và ngoài nước. Nếu vượt qua, họ có thêm ba tháng làm việc như một nhân viên và tham gia vào dự án của tập đoàn. Sau sáu tháng, họ sẽ trình bày sáng kiến công nghệ của mình trước hội đồng chuyên môn.





Ba sinh viên trong chương trình của VDT chia sẻ về các sáng kiến công nghệ tại lễ bế giảng. Ảnh: Lưu Quý

Ba sinh viên trong chương trình của VDT chia sẻ về các sáng kiến công nghệ tại lễ bế giảng. Ảnh: Lưu Quý

Theo đại diện tập đoàn, chương trình đã cho ra đời 304 sáng kiến công nghệ từ sinh viên, trong đó 40% sáng kiến được triển khai thực tế. Nhiều sản phẩm được đánh giá cao và có giá trị thực tiễn như giải pháp tối ưu bản đồ số dùng trong quân sự, gợi ý nội dung trên ứng dụng TV360, tối ưu thời gian phản hồi và tính chính xác của trợ lý ảo, hệ thống giúp đảm bảo tính sẵn sàng cho hệ thống cloud bằng việc giảm thời gian khắc phục sự cố từ 2 phút xuống dưới 10 giây.

Theo PGS TS Nguyễn Tiến Hòa – Đại học Bách Khoa Hà Nội, các chương trình như VDT thu hút được các sinh viên “từ tốt đến rất tốt” tại các trường. Cùng với nội dung giảng dạy được đặt hàng từ doanh nghiệp, sinh viên sẽ có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, được đào tạo chuyên sâu ngay từ đầu. “Sinh viên được tiếp cận công nghệ hiện đại, tham gia dự án thực tế, từ đó nâng cao chuyên môn và sẵn sàng tham gia thị trường lao động ngay khi tốt nghiệp”, ông Hòa nói.

Chương trình không ràng buộc sinh viên phải làm việc tại tập đoàn. Tuy nhiên, thống kê của đơn vị cho biết sau bốn mùa, có 250 thực tập sinh đã được nhận làm việc.

“Chúng tôi muốn đồng hành và truyền cảm hứng để thế hệ trẻ dám ước mơ, dám làm và chinh phục những đỉnh cao công nghệ”, Chủ tịch Viettel Tào Đức Thắng nói. “Giấc mơ của ngành giáo dục là xây dựng một nền tri thức vững mạnh, nơi kiến thức không chỉ nằm trong sách vở, mà còn sống động qua thực tiễn”.

Lưu Quý


[br] https%3A%2F%2Fvnexpress.net%2Ftuyen-tai-nang-sinh-vien-ve-lam-cong-nghe-tai-viet-nam-4819498.html

- Advertisement -spot_imgspot_img
Latest news
- Advertisement -spot_img
Related news
- Advertisement -spot_img

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here